1. Trường mầm non có cần giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy không?
Theo quy định tại Điều lệ trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, về cơ cấu khối công trình của trường khi xây dựng phải đảm bảo một số yêu cầu chung, trong đó có yêu cầu về việc bố trí công trình cần đảm bảo 3 tiêu chí:
- Độc lập giữa khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với khối phục vụ;
- Đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi;
- Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Ngoài ra cũng tại Điều lệ trường mầm non còn có yêu cầu về khu vực Nhà bếp phải “Đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ”
Tuy nhiên, không phải trường mầm non bắt buộc phải xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy mà quy định này chỉ áp dụng với một số trường hợp.
2. Quy định về điều kiện cấp phòng cháy chữa cháy đối với trường mầm non
Căn cứ vào nghị định số 79 năm 2014 của Chính phủ thì trường Mẫu giáo, Nhà trẻ thuộc đối tượng phải xin cấp giấy chứng nhận Phòng cháy chữa cháy. Chúng tôi phân định và các trường hợp cụ thể như sau:
2.1 Đối với trường mầm non đặt tại tòa nhà chung cư
Các tòa nhà chung cư thường phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hệ thống phòng cháy chữa cháy và phải được thẩm duyệt trước khi đưa vào sử dụng. Trường mầm non đặt tại tòa nhà chung cư sẽ có những điểm thuận lợi hơn so với các địa điểm khác bởi lẽ Hệ thống phòng cháy chữa cháy của tòa nhà đã khá đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật, điều mà các chủ trường mầm non nên quan tâm là sự đấu nối giữa hệ thống phòng cháy chữa cháy chung của tòa nhà và hệ thống phòng cháy chữa cháy của trường mầm non.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy của trường mầm non phải được đảm bảo phù hợp trong hệ thống phòng cháy chữa cháy chung của tòa nhà. Khi xin giấy phép thành lập, nhà trường chú ý liên hệ với chủ đầu tư hoặc bộ phận Ban quản lý toà nhà để xin các giấy tờ về việc đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật đối với nhà chung cư.
2.2 Trường mầm non đặt tại nhà riêng lẻ hoặc các tòa nhà thấp tầng
Nhà trẻ, trường mẫu giáo đặt tại nhà riêng lẻ hoặc các toà nhà thấp tầng: Theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, có quy định, đối với các nhà trẻ, trường mẫu giáo đặt tại nhà riêng lẻ, hoặc các trong các toà nhà dưới năm tầng và có dưới 100 cháu thì không phải xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy nhưng vẫn thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Phụ lục 1 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
Nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
- Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
- Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
- Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
Vậy theo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà trường mẫu giáo phải đảm bảo thì Trường mẫu giáo đặt tại nhà riêng lẻ, hoặc các trong các toà nhà dưới năm tầng nhưng có trên 100 cháu phải tiến hành thủ tục xin Văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
3. Quy định về hồ sơ phòng cháy chữa cháy trường mầm non
Để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, trường mầm non có trách nhiệm cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy.
- Giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy (bản sao có công chứng chứng thực)
- Văn bản nghiệm thi về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi hoán cải hay đóng mới.
- Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác ( bản sao có công chứng chứng thực).
- Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị
- Các phương án chữa cháy của doanh nghiệp
- Quyết định của doanh nghiệp về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở.
- Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.
4. Quy định về thủ tục cấp phòng cháy chữa cháy đối với trường mầm non
4.1 Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Cá nhân có trách nhiệm tiến hành chuẩn bị hồ sơ theo những tài liệu, giấy tờ đã cung cấp ở trên.
Chuẩn bị hồ sơ là một khâu quan trọng, đặt nền móng đầu tiên cho quá trình hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy một cách thuận tiện và trơn tru nhất.
Cung cấp đầy đủ giấy tờ ngay từ đầu giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức và thậm chí là kinh phí của mình.
4.2 Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy bao gồm:
- Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh;
- Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.
4.3 Thực hiện theo hướng dẫn, yêu cầu của đơn vị chức năng có thẩm quyền khi có thanh tra thực tế
Theo đó, nội dung thanh tra thực tế kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm:
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với trường mầm non được quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
Cơ quan có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy bao gồm những chủ thể như sau:
- Trường mầm non có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình; định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;
- Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý.
4.4 Nhận kết quả hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy
Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.
Chủ thể nộp đơn sẽ nhận được kết quả là Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và đóng dấu “Đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy” vào các bản vẽ hoặc văn bản trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với thiết kế cơ sở, dự án thiết kế quy hoạch hoặc văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình.
4.5 Dịch vụ xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với trường mầm non
Về cơ bản thủ tục xin các loại giấy phép con đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là việc khá phức tạp và khó khăn.
Dù nắm được những quy định của pháp luật về hồ sơ, thủ tục nhưng một số trường hợp doanh nghiệp vẫn không thể tự thực hiện toàn bộ hồ sơ để xin các loại giấy chứng nhận đặc biệt là giấy phép về phòng cháy chữa cháy đối với trường mầm non .
Khi trường mầm non mà chưa xin được giấy phép về phòng cháy và chữa cháy sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
PCCC Hà Thành chính là đơn vị có thể giúp bạn thực hiện việc xin giấy phép phòng cháy và chữa cháy cho các trường mầm non một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Với PCCC Hà Thành không chỉ hỗ trợ khách hàng dừng lại ở việc xin giấy phép về phòng cháy và chữa cháy mà còn hỗ trợ khách hàng về những vấn đề sau khi xin giấy chứng nhận như thay mặt doanh nghiệp làm việc với các đoàn kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra PCCC Hà Thành sẽ là đơn vị hậu thuẫn phía sau về các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp, để doanh nghiệp yên tâm tập trung vào kinh doanh, sản xuất không phải lo lắng về việc bị thu hồi giấy phép hay những vấn đề pháp lý khác.
PCCC Hà Thành là đơn vị hỗ trợ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy cho rất nhiều trường mầm non trên địa bàn toàn quốc, với phương châm đặt uy tín và trách nhiệm lên hàng đầu.
PCCC Hà Thành lsẽ làm hài lòng khách hàng khi đến với dịch vụ của chúng tôi.
Dịch vụ hỗ trợ xin cấp Giấy phép phòng cháy và chữa cháy cho trường mầm non từ A – Z của PCCC Hà Thành l
Khi bạn sử dụng dịch vụ, chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các thủ tục theo yêu cầu, theo ủy quyền của các bạn.Chúng tôi sẽ:
- Soạn đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy;
- Chuẩn bị các phương tiện phòng cháy và chữa cháy; phương tiện, thiết bị cứu người;
- Soạn thảo Quyết định thành lập Đội phòng cháy chữa cháy;
- Soạn thảo danh sách những người đã được huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;
- Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ;
- Thay mặt doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền;
- …
Các bạn sẽ không mất công đi lại nhiều lần. Thời gian thực hiện chỉ từ 15 – 20 ngày làm việc.
5. Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013;
- Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi.